SILA Urban Living
Tiếng Việt

Tổng hợp các lễ hội đặc sắc nhất tại Việt Nam

Là đất nước có nhiều lễ hội hàng năm, Những lễ hội đặc sắc tại Việt Nam luôn thu hút du khách trong và ngoài nước sẽ được giới thiệu ngay trong bài viết này. Cùng tìm hiểu xem đó là những lễ hội gì và lên kế hoạch tham gia các lễ hội này nhé

Các lễ hội đặc sắc nhất ở Việt Nam

tong-hop-cac-le-hoi-dac-sac-nhat-tai-viet-nam

Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội đặc sắc

Tết Nguyên Đán

Ngày Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) là ngày Tết chính thức của Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện của mùa xuân dựa trên lịch Âm. Đây là lễ hội quan trọng của người dân Việt. Ngày Tết thể hiện sự biết ơn các vị thần vì mùa xuân mang đến muôn vàn loài hoa tươi khoe sắc. Người người hành hương đi chùa, đền cầu bình an, nhà nhà sum vầy chào đón một năm mới an khang thịnh vượng. Hãy đến với SILA Urban Living để được tận hưởng và khám phá ngày tết ở Sài gòn.

Lễ hội đền Hùng – Hung King festival

Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba” dường như ai trong chúng ta cũng biết. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Lễ hội chùa Hương

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc non nước hữu tình và hàng chục ngôi chùa với trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch từ thế kỷ 19, trải qua hơn 100 năm vẫn thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế hàng năm. Trẩy hội ở chùa Hương không chỉ để tham gia các hoạt động lễ hội vô cùng trang nghiêm và ấn tượng với nét đẹp văn hóa đặc trưng ở miền Bắc mà còn được thưởng ngoạn những cảnh đẹp của sông núi vô cùng yên bình.

Lễ hội Yên Tử  – Quảng Ninh

“Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” và hàng năm lễ hội kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Chương trình lễ hội này thu hút đông đảo du khách trong và cả ngoài nước với cuộc hành hương độc đáo giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ. Nếu bạn ở khách sạn ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh và muốn tham gia Lễ hội ở Yên Tử thì nên lên kế hoạch từ sớm nhé.

=> Núi Yên tử còn có tên là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng. Trước đây, người ta còn gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dáng ngọn núi như một con voi khổng lồ. Núi Yên Tử cao hơn 1000 mét, vút lên như một toà tháp. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị vua anh hùng của 2 cuộc khách chiến đại thắng quân Nguyên-Mông (1285-1288) mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh Ngài đã nhường ngôi cho con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành và xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm.Trong quần thể di tích hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân, thu hút đông đảo các Phật tử và du khách gần xa tìm đến chiêm bái và du ngoạn

tong-hop-cac-le-hoi-dac-sac-nhat-tai-viet-nam2

Lễ hội mùa xuân ở Yên Tử thu hút du khách thập phương

Lễ hội cầu ngư

Là lễ hội nổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội để tưởng nhớ vị thành hoàng đã dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ hội cầu Ngư có rất nhiều hoạt động khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

Là lễ hội lâu đời của cư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào, trong đó đặc sắc nhất là vùng Nam Trung bộ được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được các ngư dân tổ chức để tưởng nhớ vị thần Nam Hải, hay còn gọi là cá voi – một loài cá to lớn nhưng hiền lành, thường hay cứu giúp tàu thuyền gặp nạn trên biển. Khi cá voi chết, dạt vào bờ biển thuộc địa phận nào thì nơi đó sẽ tổ chức lễ tang và xây lăng thờ phụng rất long trọng.

Lễ hội Gò Đống Đa – Dong Da Festival

Hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết tại khu vực gò Đống Đa, Hà Nội nhằm tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung. Rất nhiều hoạt động vui chơi sôi động được tổ chức trong chương trình lễ hội này.

  • Hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết tại khu vực gò Đống Đa, Hà Nội nhằm tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị hoàng đế với tài năng lãnh đạo xuất chúng đã quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giữ vững nền độc lập dân tộc chỉ trong 5 ngày từ đêm 30 đến mùng 5 Tết âm lịch. Ngày nay, lễ hội vẫn diễn ra hàng năm với rất nhiều hoạt động vui chơi và nhiều tiết mục hấp dẫn.

Lễ hội đền Gióng

Hội Gióng đã vinh dự đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận. Nếu bạn đang ở căn hộ dịch vụ Ho Chi Minh và muốn tham gia vào Lễ hội đền Gióng khám phá nét văn hóa đặc sắc này thì hãy tìm đến trước ngày 6/1 âm lịch hàng năm nhé. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày rất nhiều nghi lễ truyền thống.

  • Hội Gióng được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra Phù Đổng Thiên Vương, một vị anh hùng huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióngvà nhân dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm.Qua đó nâng cao tình thần đoàn kết,chiến đấu bảo vệ đất nước của người Việt Nam

Lễ hội bà Chúa Xứ

Vào những ngày từ  23 đến 27 tháng Tư âm lịch hàng năm lễ hội bà Chúa Xứ lại thu hút du khách đến từ khắp mọi miền đất nước. Lễ hội diễn ra tại núi Sam (tỉnh An Giang) với các chương trình lễ hội dân gian đặc sắc, các nghi thức cầu tài lộc và cũng là dịp để mọi người được ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Từ các khách sạn ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh đến núi Sam mất khoảng hơn 5 giờ đồng hồ.

  • Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, không thể không nhắc đến lễ hội bà chúa Xứ được tổ chức hàng năm từ 23 đến 27 tháng Tư âm lịch tại chân núi Sam, tỉnh An Giang. Lễ hội nhằm thể hiện lòng tôn kính Bà Chúa Xứ – một trong sáu vị Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm với các chương trình lễ hội dân gian đặc sắc, các nghi thức cầu tài lộc, bình an cho cá nhân và gia đình.  Năm 2014, Lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Hội chùa Bái Đính vào mùa xuân từ ngày mùng 6 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông đảo người dân đến hành hương. Hàng triệu phật tử trong cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính. Bạn nên thử một lần tham gia để khám phá nét đặc sắc của lễ hội.

  • chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất. Hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, vãn cảnh chùa, các trò chơi dân gian…Hội chùa Bái Đính là địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

Lễ hội Lim (Bắc Ninh)

Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Bạn sẽ được lắng nghe làn điệu quan họ Bắc Ninh sẽ được các liền anh, liền chị thể hiện và những hoạt động vui chơi văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc.

=>Hội Lim là lễ hội nổi tiếng nhất và lâu đời của tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Hội Lim là tinh hoa của văn hoá truyền thống ở xứ Bắc. Đến với lễ hội, bạn sẽ được thưởng thức dân ca Quan họ, loại hình âm nhạc tiêu biểu của vùng đất Bắc Ninh và được tham gia các trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc

Lễ hội Chùa Thầy

Hội chùa Thầy hàng năm được tổ chức từ ngày 5 đến 7 tháng Ba âm lịch. Lễ cúng Phật và chạy đàn với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc luôn thu hút sự quan tâm của người dân bản địa và cả du khách bốn phương. Du khách sẽ được biết đến các tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật…

=> Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội. Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay đã tiếng vang ở nhiều nước. Du khách sẽ được biết đến các tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật

tong-hop-cac-le-hoi-dac-sac-nhat-tai-viet-nam3

Lễ hội Chùa Thầy là một trong những lễ hội đặc sắc nhất được diễn ra hằng năm

Với những lễ hội diễn ra ở phía Nam bạn có thể tìm căn hộ dịch vụ SILA Urban Living tại thành Phố Hồ Chí Minh để thuận tiện cho việc đi lại tham gia lễ hội, du ngoạn đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Sila Urban Living là căn hộ dịch vụ cao cấp sẽ mang đến những tiện nghi sang trọng, đẳng cấp bậc nhất cho bạn.Hãy iên hệ đến số hotline của Slia nếu bạn cần tìm một nơi lưu trú

Trong bài viết trên Sila Urban Living, một trong những địa chỉ khách sạn ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu đến bạn những lễ hội đặc sắc nhất tại Việt Nam. Chúc bạn sớm sẽ có những khám phá thú vị trong các dịp lễ hội này!

SILA Urban Living

Hotline: +84 28 39 300 800

Email: info@silaliving.com

Website: https://www.silaliving.com